Quy hoạch Hà Nội & Các tuyến đường sắt đô thị

Quy hoạch Hà Nội luôn là vấn đề được khách hàng và giới BĐS quan tâm đến. Tuy nhiên, đây là một nội dung rất lớn, bao hàm nhiều vấn đề kinh tế – xã hôi và lượng kiến thức không hề nhỏ. Vì vậy, trong khuân khổ bài viết này chúng tôi cố gắng giản lược ngắn gọn nhất những vấn đề về quy hoạch Hà Nội chỉ trong việc mua nhà & đầu tư bất động sản. 

1. Quy hoạch chung Hà Nội

Hà nội gồm có 12 Quận, 17 Huyện và 1 Thị Xã. Chi tiết:

  • 12 Quận bao gồm: Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Tây Hồ và Nam Từ Liêm.
  • 17 Huyện bao gồm: Đan Phượng, Gia Lâm, Đông Anh, Chương Mỹ, Hoài Đức, Ba Vì, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Mê Linh, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên và Ứng Hòa và 1 thị xã (Sơn Tây).

Ghi chú: Trong đó Hoài Đức sẽ lên quận vào năm 2020 & 4 Huyện Đông Anh, Thanh Trì sẽ lên quận từ năm 2021 đến 2025

https://tuoitre.vn/ha-noi-5-huyen-ngoai-thanh-se-len-quan-vao-2020-va-2025-20191030212418427.htm

2. Định hướng phát triển không gian – vùng thủ đô

Hiện nay, Hà Nội đang là tâm điểm về phát triển đô thị hạt nhân trong cả nước. Nằm trong vành đai 4 và 5 đô thị vệ tinh, định hướng tương lai không gian mở rộng sẽ làm thay đổi bộ mặt của thủ đô.

2.1 Đô thị hạt nhân

Vị trí của thủ đô Hà Nội tọa lạc tại vành đai 4 – là trung tâm văn hóa, chính trị, lịch sử…được đầu tư cũng như quan tâm nhất cả nước. Có chất lượng đào tạo về nhân sự cũng như kỹ thuật cao, di tích lịch sử văn hóa được bảo tồn, mật độ xây dựng vô cùng nghiêm ngặt…

Một số đô thị tiêu biểu, được coi là hạt nhân đầu ngành mang lại sự thay đổi về quy hoạch Hà Nội:

  1. Những khu đô thị hạt nhân nằm dọc đường vành đai IV Đan Phượng – Hoài Đức – Hà Đông – Thường Tín: Nơi đây được xem như lõi trung tâm của thành phố với các công trình có mật độ cao, ưu tiên về cảnh quan cây xanh mặt nước. Chuỗi đô thị này sẽ ôm lấy đô thị lõi lịch sử. Có vùng đệm ngăn cách bởi hành lang xanh dọc sông Nhuệ (xung quanh vành đai xanh sông Nhuệ không được xây cao tầng)
  2. Khu vực Gia Lâm, Long Biên: phát triển dịch vụ chất lượng về thương mại, ngân hàng, tài chính… Dọc đường QL5 được phép xây dựng các nhà máy công nghiệp, tạo nên khu vực phát triển nhanh và năng động.
  3. Đông Anh: Là nơi tập trung phát triển về: thương mại giao dịch quốc tế; công nghiệp kỹ thuật cao; du lịch sinh thái; trường quay gắn với bảo tồn di tích Cổ Loa và đầm Vân Trì; TT thể thao thành phố Hà Nội (ASIAD).
  4. Mê Linh: Là khu đô thị chuyên phát triển về dịch vụ và công nghiệp sạch, đa ngành, kỹ thuật cao kết nối với sân bay Nội Bài, phát triển trung tâm triển lãm EXPOR, hội chợ hoa kết hợp trung tâm khoa học công nghệ chuyên ngành hoa và cây.

2.2 Định hướng quy hoạch Hà Nội

Tương lai quy hoạch Hà Nội đến năm 2030 được thể hiện qua các mô hình, bản đồ thực tế, bản vẽ thiết kế. Các cơ quan đầu não của thủ đô như: hệ thống công sở, cơ quan văn phòng, an ninh…chủ yếu tập trung tại Ba Đình, Mễ Trì Nam Từ Liêm, Tây Hồ Tây.

Những dự án quy hoạch trong thời gian gần đây được quan tâm như:

  • Cầu Tứ Liên Hà Nội: Được quy hoạch kết nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh, ngăn cách bởi Sông Hồng. Công trình nhà cao tầng không được phép xây dựng để bảo tồn cảnh quan Hồ Tây, Cổ Loa
  • Trung tâm của thủ đô là nơi xây dựng các công trình về văn hóa, giải trí, công viên lớn…
  • Vành đai 3 đoạn đường Phạm Hùng – Dương Đình Nghệ được xây dựng trung tâm kinh tế mới

Từ trung tâm nội đô những khu đô thị được mở rộng về:

  • Phía Tây và Nam đến đường vành đai 4
  • Phía Bắc đến địa phận huyện Đông Anh, Mê Linh
  • Phía Đông Hà Nội đến Gia Lâm, Long Biên

Quỹ đất Hà Nội theo được quy hoạch xây dựng theo hướng tăng diện tích hệ thống trường THPT và mầm non. Nhằm đào tạo cũng như nâng cao chất lượng về “chất xám” cho đất nước. Đến năm 2030 toàn bộ mặt bằng Hà Nội phải được quy hoạch đồng bộ về giao thông, đặc biệt là giao thông công cộng.

2.3 Kết nối 5 đô thị vệ tinh

Tổng thể về mặt bằng chung không gian cùng với tầm nhìn 2050 của Hà Nội sẽ được định hình phát triển theo mô hình mới. Đó là chùm KĐT, trong đó có 1 đô thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh: Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn.

Các chuỗi đô thị này được kết nối thuận lợi giữa đường giao thông và các vành đai hướng về phía thủ đô. Dễ dàng di chuyển cũng như liên kết được tới các vùng lân cận hay khu vực trung tâm.

Mỗi một đô thị vệ tinh đều có điều kiện phát triển về những thế mạnh vị thế của mình. Tạo nên nhiều công việc cho nhân công lao động, hỗ trợ cũng như san sẻ bớt “gánh nặng” về dân số với trung tâm thủ đô.

Trong đó: 

  1. Hòa Lạc: Tập trung chủ yếu phát triển về khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại chuyên về trí tuệ. Cũng là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhất trong vùng và trên cả nước.
  2. Sơn Tây: Tọa lạc tại phía Tây Bắc của thủ đô, được coi là hạt nhân nhằm thúc đẩy sự phát triển về xã hội, kinh tế. Đồng thời là đô thị có du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử lâu đời nhất tại khu vực. Phát triển về công nông nghiệp theo mô hình sinh thái mới của Hà Nội.
  3. Xuân Mai: Tập trung phát triển về hệ thống cơ sở giáo dục với các trường đại học danh tiếng, có uy tín, chất lượng tốt. Tọa lạc tại cửa ngõ phía Tây Nam Hà Nội, KĐT Xuân Mai dễ dàng dàng thuận lợi di chuyển đến trung tâm thủ đô.
  4. Phú Xuyên – Phú Minh: Nằm tại vị trí phía Nam Hà Nội, là đô thị vệ tinh chuyên về phát triển công nghiệp. Những dịch vụ về vận chuyển logistics hay các đầu mối phân phối nông sản vùng vô được chú trọng đầu tư.
  5. Sóc Sơn: Tọa lạc tại cửa ngõ phía Hà Nội, khu đô thị Sóc Sơn được định hướng phát triển về dịch vụ hàng không. Trong đó, cảng hàng không quốc tế Nội Bài nằm tại vị trí ở đây cùng với khu vực bảo tồn núi Sóc, mang đến sự phát triển ổn định về công nghiệp cho nước ta.

Xem thêm về 5 đô thị vệ tinh từ trên cao

https://vnexpress.net/thoi-su/5-do-thi-ve-tinh-ha-noi-nhin-tu-tren-cao-3783387.html

3. Định hướng phát triển giao thông 

Hồ Hoàn Kiếm được lấy làm vị trí trung tâm và để kết nối với khu trung tâm này là các trục hướng trung tâm:

  • Tây Thăng Long
  • Quốc lộ 6
  • Đại Lộ Thăng Long
  • Quốc lộ 32……

Kết nối các trục này là các đường vành đai rộng dần như vành đai 1, 2, 3, 4, 5. Chắc chắn trong tương lai không xa, sự thuận lợi này sẽ giúp cho người dân di chuyển thuận lợi và dễ dàng.

3.1 Đường bộ

Được đầu tư hoàn thiện về mạng lưới giao thông mạnh mẽ, bao gồm các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ hướng về trung tâm đô thị. Tất cả đều được cải tạo và nâng cấp mới thuận lợi cho người dân trong và ngoài thủ đô di chuyển.

Các tuyến song hành được xây dựng với các tuyến đường chính nhằm giảm tải cho những đường chính hướng trung tâm:

  • Quốc lộ 32
  • Đường Láng Hòa Lạc
  • Quốc lộ 1A, 1B
  • Quốc lộ 3
  • Quốc lộ 5
  • Quốc lộ 6

Về các tuyến đường vành đai được hoàn thiện như:

  • Vành đai 4 (là đường vành đai ngoài của đô thị hạt nhân)
  • Vành đai 5
  • Tuyến cao tốc dọc hành lang kinh tế và kết nối các KĐT mới với thủ đô

Xây dựng các công trình:

  • Xây mới cầu: 7
  • Xây hầm qua sông Hồng: 1
  • Xây hệ thống các nút giao cắt khác
  • Xây dựng hệ thống các bến, bãi đỗ xe đầu mối

VỊ TRÍ XÂY 4 CÂY CẦU MỚI TẠI HÀ NỘI

6 Cây cầu trong kế hoạch triển khai

http://vneconomy.vn/dia-oc/ha-noi-muon-co-che-dac-thu-xay-6-cau-moi-qua-song-hong-song-duong-20170911071248652.htm

Mạng lưới giao thông đường bộ được sử dụng một cách tối đa từ các tuyến quốc lộ tới cao tốc. Kết nối các đô thị vệ tinh v đô thị trung tâm như:

  • Quốc Lộ 32
  • Đường cao tốc Láng Hoà Lạc
  • Quốc Lộ 6
  • Quốc Lộ 3
  • Quốc Lộ 1A 
  • Đường cao tốc Bắc Nam
  • Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên

Xây mới nhiều tuyến đường nhằm kết nối tới các tiện ích:

  • Tuyến Tây Thăng Long và Trục Thăng Long nối tiếp từ đường Hoàng Quốc Việt đến đô thị Hoà Lạc
  • Tuyến Hà Đông Xuân Mai
  • Tuyến Ngọc Hồi Phú Xuyên
  • Tuyến đường sinh thái nông nghiệp (trục Bắc Nam cũ)
  • Tuyến Xuân Mai – Quan Sơn – Đại Nghĩa
  • Tuyến Đỗ Xá – Quan Sơn
  • Các tuyến dọc theo các sông sinh thái kết hợp du lịch và vận tải thuỷ

Tuyến đường xe bus nhanh được phát triển để chở hành khách công cộng kết nối với các đô thị vệ tinh hạt nhân. Trong tương lai không xa, đường sắt còn được đầu tư xây dựng, nâng cấp loại hình vận tải với khối lượng lớn và nhanh này.

3.2 Đường hàng không

  • Nâng cấp cảng hàng không Sân bay quốc tế Nội Bài lớn nhất phía Bắc, đạt 50 triệu triệu hành khách/năm sau năm 2030
  • Sân bay Gia Lâm phục vụ các chuyến bay nội địa là chủ yếu

3.3 Đường thuỷ

Các tuyến sông Hồng và các tuyến đường thuỷ kết nối trực tiếp với cụm cảng biển cửa ngõ Hải Phòng và Quảng Ninh được khai thông và phát triển:

  • Cải tạo các sông Đáy, sông Tích nhằm phục hồi các tuyến đường thủy để phục vụ du lịch và nông nghiệp
  • Xây dựng và cải tạo, nâng cấp hệ thống các cảng sông khu vực Hà Nội, Sơn Tây
  • Liên kết với các cảng của tỉnh Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam

3.4 Đường sắt đô thị

Dự kiến đến năm 2030, Hà Nội sẽ quy hoạch các tuyến đường sắt đô thị với:

  • Tuyến đường sắt đô thị Hà Nội: 8
  • Tổng chiều dài: 410km
  • Trong đó chiều dài mặt đất và cầu cạn: 342km
  • Chiều dài đường hầm: 68,6km

Bên cạnh đó, có 9 tuyến đường sắt trên cao và hầm ngầm, bao gồm:

  1. Tuyến 1: kết hợp đường sắt đô thị Hà Nội với đường sắt quốc gia (dài 36km)
    • Ngọc Hồi – Ga trung tâm Hà Nội – Gia Lâm – Yên Viên
    • Gia Lâm – Dương Xá (Phú Thụy)
  2. Tuyến 2: Nội Bài – Nam Thăng Long – Hoàng Hoa Thám – Bờ Hồ – Hàng Bài – Đại Cồ Việt – Thượng Đình – vành đai 2,5 – Hoàng Quốc Việt (dài 42km bao gồm tuyến đi trên cao và đi ngầm theo hướng chạy vành đai kết hợp trung tâm)
  3. Tuyến 2A: Cát Linh – Hà Đông (14km): chuẩn bị đi vào khai thác
  4. Tuyến 3: Trôi – Nhổn – Ga Hà Nội – Hoàng Mai (26 km chia thành 26 ga): đang tiến hành thi công. Dự kiến đi vào hoạt động năm 2023 bao gồm:
    • Đi trên cao đoạn Trôi – Cầu Giấy
    • Còn lại là đi ngầm
  5. Tuyến 4: Mê Linh – Đông Anh – Sài Đồng – Vĩnh Tuy – Thượng Đình – đường vành đai 2,5 – Cổ Nhuế – Liên Hà (chiều dài 54 km) đi ngầm hiện chưa thi công
  6. Tuyến 5: Đường Văn Cao – Ngọc Khánh – Đại lộ Thăng Long – Vành đai 4 – Hòa Lạc (dài 39km): chưa thi công xây dựng
  7. Tuyến số 6: Nội Bài – Phú Diễn – Hà Đông – Ngọc Hồi (dài 43km): chưa thi công
  8. Tuyến số 7: Mê Linh – Đô thị mới Nhổn – Vân Canh – Dương Nội (dài 28km): chưa thi công
  9. Tuyến số 8: Sơn Đồng – Mai Dịch (trung chuyển tuyến số 2) – vành đai 3 – Lĩnh Nam – Dương Xá (dài 37km)

Dự kiến đến năm 2020 và 2030 sẽ vận hành một số tuyến chạy trước:

  • Tuyến 1: Đoạn 1.IIA: Ngọc Hồi – Yên Viên
  • Tuyến 2: Đoạn 2.1: Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo, đoạn 2.2: Trần Hưng Đạo – Thượng Đình, đoạn 2.3: Nam Thăng Long – Nội Bài
  • Tuyến 3: Đoạn 3.1: Nhổn – ga Hà Nội (2023), đoạn 3.2: Ga Hà Nội – Hoàng Mai, đoạn 3.3: Nhổn – Trôi – Phùng
  • Tuyến 5: Đoạn 5.1: Văn Cao – Vành đai 4
  • Tuyến 8: Đoạn 8.1: Sơn Đồng – Mai Dịch

Những tuyến đường còn lại thuộc mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội sẽ được chính thức vận hành sau năm 2030.

Trên đây là những tổng hợp chi tiết và rõ ràng về quy hoạch Hà Nội cho quý bạn đọc quan tâm. Chắc chắn thông tin sẽ không đầy đủ nên mọi góp ý bạn có thể gửi cho chúng tôi theo mai aeland.com.vn@gmail.com

Thông tin liên hệ

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỊA ỐC AE – CHUYÊN BDS TÂY HÀ NỘI

Địa chỉ: A42, Ô 18, Khu A, Geleximco Lê Trọng Tấn, Hà Nội

Hotline: 0986333494

Email: aeland.com.vn@gmail.com

Websitehttps://aeland.com.vn/