Sổ đỏ hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những chứng từ pháp lý quan trọng đối với các hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở. Đây không chỉ giấy tờ ghi nhận quyền sử dụng và sở hữu của cá nhân, hộ gia đình mà còn được sử dụng trong nhiều giao dịch trong cuộc sống. Chính vì vậy trong những trường hợp bị mất sổ đỏ thì các cá nhân, hộ gia đình cần phải thực hiện thủ tục làm lại sổ đỏ ngay. Vậy muốn được cấp lại sổ đỏ thì cần phải làm gì? Quy trình, hồ sơ, lệ phí ra sao? Dưới đây chúng tôi xin hướng dẫn toàn bộ những thủ tục làm lại sổ đỏ 2020.
Làm lại sổ đỏ
Sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đây là một trong những chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
Theo quy định Khoản 3 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Điều kiện để được cấp Sổ đỏ được quy định trong Luật Đất đai năm 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 01/2017/NĐ-CP bao gồm: Đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất, đất không có giấy tờ và đất lấn, chiếm, được giao không đúng thẩm quyền (đất có vi phạm trước ngày 01/7/2014 nhưng sử dụng ổn định, lâu dài).
Sổ đỏ là giấy tờ pháp lý vô cùng quan trọng, chứng mình quyền sở hữu và sử dụng đất, tài sản gắn liền trên đất một cách hợp pháp. Trong tất cả những giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất cũng cần phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này. Bên cạnh đó sổ đỏ còn có thể sử dụng trong nhiều trường hợp giao dịch, thế chấp trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên trong quá trình sinh sống và bảo quản không tốt có rất nhiều các cá nhân, hộ gia đình làm mất sổ đỏ. Để đảm bảo quyền lợi của gia đình, cá nhân đồng thời thuận tiện trong những giao dịch mua bán, chuyển nhượng nhà đất hay bất kể giao dịch khác thì làm lại sổ đỏ là điều bắt buộc.
Luật cấp sổ đỏ mới nhất
Hiện nay việc cấp lại sổ đỏ đối với những trường hợp bị mất sổ được quy định tại điều 77 nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 2 điều 10 thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Đây là luật cấp sổ đỏ mới nhất được ban hành để hướng dẫn người dân thực hiện những thủ tục làm lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, Điều 77: Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất (Nghị định 43/2014/NĐ-CP):
- Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
- Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Thủ tục làm lại sổ đỏ
Tại điều luật cấp sổ đỏ mới nhất này cũng hướng dẫn tất cả những quy trình, thủ tục, hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị trong quá trình thực hiện thủ tục làm lại sổ đỏ. Tại khoản 2 điều 10 thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định, để xin cấp lại sổ đỏ đã bị mất, thất lạc các chủ sở hữu đất cần phải làm thủ tục làm lại sổ đỏ như sau:
Thành phần hồ sơ thủ tục làm lại sổ đỏ 2020 bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK
- Giấy xác nhận của UBND xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận trong thời hạn 15 ngày (đối với cá nhân, hộ gia đình)
- Giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất sổ đỏ (đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư)
- Giấy xác nhận của UBND xã về trường hợp mất sổ đỏ do thiên tai, hỏa hoạn (nếu có)
Quy trình thủ tục làm lại sổ đỏ 2020
Bước 1: Thông báo về việc bị mất sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
- Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải có trách nhiệm khai báo với UBND xã nơi có đất về việc bị mất sổ đỏ
- UBND xã chịu trách nhiệm niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận tại trụ sở UBND xã
- Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phương tiện thông tin đại chúng ở Hà Nội
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp lại sổ đỏ
- Trong thời gian sau 30 ngày kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở UBND xã /ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở Hà Nội, người bị mất sổ đỏ cần phải nộp 01 bộ hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội.
- Sau đó lấy phiếu nhận và hẹn trả kết quả giải quyết thủ tục hành
- Nộp lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, xử lý hồ sơ.
- Lập hồ sơ trình Sở Tài nguyên và Môi trường ký quyết định hủy Giấy chứng nhận quyền sử dung đất bị mất
- Ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chính lý, cập nhập biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;
- Trao Giấy chứng nhận quyền sử dung đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp.
Bước 4: Cấp lại sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
- Sở Tài nguyên và Môi trường ký Quyết đinh hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị mất, đồng thời cấp lại GCN
Bước 5: Nhận lại sổ đỏ mới
Làm lại sổ đỏ mất bao nhiêu tiền?
Làm lại sổ đỏ mất bao nhiêu tiền? Lệ phí như thế nào? Theo quy định của pháp luật, chi phí làm lại sổ đỏ thường như sau:
- Đối với những trường hợp giấy chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất, lệ phí là 20.000 đồng (các phường thuộc quận, thị xã); và 10.000 đồng (đối với những khu vực khác); 50.000 đồng (đối với tổ chức)
- Đối với trường hợp giấy chứng nhận bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất, lệ phí là 50.000 đồng (phường thuộc quận, thị xã); 25.000 đồng (đối với những khu vực khác); 50.000 đồng (đối với các tổ chức)
Mất sổ đỏ có làm lại được không?
Hiện nay nhà nước hoàn toàn tạo điều kiện cho các cá nhân và hộ gia đình làm thủ tục cấp lại sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Bởi trong quá trình lưu trữ hoặc những điều kiện bất khả kháng, trường hợp mất sổ đỏ hoàn toàn có thể xảy ra. Trong khi đây là chứng thư pháp lý quan trọng. Vì vậy, mất sổ đỏ hoàn toàn có thể làm lại. Điều này được quy định rõ tại điều 77 nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 2 điều 10 thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
Chuyển hộ khẩu có phải làm lại sổ đỏ?
Chuyển hộ khẩu có phải làm lại sổ đỏ không là băn khoăn của rất nhiều người dân. Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được thể hiện tại trang 1 của Giấy chứng nhận (Sổ đỏ). Và căn cứ điểm g khoản 1 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, người sử dụng đất có quyền thay đổi địa chỉ trên Sổ đỏ đã cấp.
Theo đó khi thông tin về địa chỉ thường trú của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với sổ đỏ đã được cấp có sự thay đổi thì chỉ cần đăng ký lại theo yêu cầu mà không cần phải làm lại sổ đỏ.
Trong sổ hồng hay sổ đỏ đều có mục cập nhật sự thay đổi sau khi cấp sổ nên với những thay đổi của nhân thân, địa chỉ thì chỉ cần cập nhật thông tin thay đổi là được. Trong trường hợp hết phần cập nhật thì mới cần đổi sổ mới.
Thủ tục tách bìa đỏ là gì?
Thủ tục tách sổ đỏ là việc phân chia một mảnh đất đã có sổ đỏ thành nhiều những mảnh khác nhau đáp ứng các quy định về diện tích tối thiểu của Luật đất đai.
Điều kiện để làm thủ tục tách bìa đỏ được quy định tại Điều 143, Điều 144 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
- Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.
- Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.
Quy trình tách sổ đỏ
Quy trình tách sổ đỏ thường bao gồm những bước:
B1: Chuẩn bị hồ sơ cần nộp bao gồm:
– Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu 11/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
B2: Nộp hồ sơ
Địa điểm nộp: tại Phòng Tài nguyên và Môi trường
B3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
B4: Trả kết quả
Thời hạn giải quyết thủ tục tách bìa đỏ
Thời gian giải quyết là không quá 20 ngày làm việc (không bao gồm ngày nghỉ, ngày lễ, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét những vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định) kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Các loại thuế và phí phải nộp:
- Miễn phí thuế thu nhập cá nhân với những trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 bao gồm tách sổ giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
- Lệ phí trước bạ nhà đất: 0,5% giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng tác thửa
- Phí cấp giấy chứng nhận, phí đo đạc, phí công chứng…
Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục làm lại sổ đỏ 2020 và thủ tục tách bìa đỏ. Để được tư vấn và hỗ trợ mọi thông tin quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
- Hotline: 0986 333 494
- Email: aeland.com.vn@gmail.com
- Website: https://aeland.com.vn/